Năm 2025, nến thơm tiếp tục trở thành một xu hướng nổi bật trong lĩnh vực chăm sóc cá nhân và trang trí nội thất, đặc biệt tại Việt Nam. Nến thơm cũng trở thành món quà ý nghĩa để tặng cho người thân hay bạn bè xung quanh. Sản phẩm này không chỉ mang đến sự quan tâm mà còn đang đến sự như giãn cho người nhận. Tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng nến thơm sao cho an toàn với sức khỏe. Hãy để Lem Decor chỉ bạn “6 cách sử dụng nến thơm an toàn 2025” nhé!
Mục Lục
Các thành phần của nến thơm

Thành phần của nến thơm gồm có:
- Sáp nến (wax) – Chất nền chính: sáp paraffin, sáp đậu nành, sáp ong, sáp dừa, sáp cọ… thành phần này giúp nến thơm được cháy lâu và giữ mùi hương
- Hương liệu: tinh dầu thiên nhiên, hương liệu tổng hợp,.. giúp tạo mùi hương, thư giãn tuy nhiên cần phải chọn loại oan toàn
- Bấc nến: sợi cotton, gỗ, sợi lõi kim loại là sợi dẫn lửa
- Ngoài ra còn có các chất tạo màu, phụ gia ổn định hoặc sáp cứng hơn
Tại sao nến thơm lại có thể làm hại đến sức khỏe của bạn?
Theo bác sĩ Đoàn Dư Mạnh – thành viên Hội Mạch máu Việt Nam, nến thơm là sản phẩm khá thịnh hành hiện nay, được nhiều người sử dụng để thư giãn tinh thần, khử mùi hôi trong nhà. Trong đó, parafin là loại nguyên liệu làm nến thơm phổ biến nhất hiện nay vì giá rẻ. Đây là một sản phẩm của hóa dầu.
Nếu nến thơm làm từ parafin có trộn nhiều thành phần hóa học chất tạo thơm khi đốt sẽ tạo ra các chất hóa học như formaldehyde và benzen. Hai chất này đều được xếp vào danh mục chất gây ung thư, có thể tiếp xúc qua đường hô hấp, đường miệng và da.
6 cách sử dụng nến thơm an toàn 2025
Cách 1: Chọn vị trí đặt nến thơm phù hợp
Đặt nến trên mặt phẳng ổn định, chịu nhiệt tốt như bàn gỗ, bàn đá, đế sứ. Việc này giúp ngăn chặn nguy cơ nến thơm bị nghiêng, rơi hoặc đổ sáp nóng gây bỏng. Tránh đặt nến thơm tại các khu vực gần rèm cửa, giấy, khăn trải bàn hoặc vật liệu vải.
Tránh xa gió hoặc điều hòa, bởi gió sẽ làm ngọn lửa dao động, cháy không đều và dễ sinh ra khói đen. Đồng thời hãy đảm bảo nến thơm luôn được để ngoài tầm với của trẻ nhỏ và thú cưng – vì chỉ một vẫy đuôi hay tò mò bất ngờ cũng có thể hay ra tai nạn.
Cách 2: Cắt tim nến thơm đúng cách
Một trong những sai lầm phổ biến nhất là đốt nến thơm là không cắt bấc nến. Tim nến quá dài sẽ khiến ngọn lửa bùng to, dễ sinh khói đen, làm bám muội trên thành và ảnh hưởng đến chất lượng mùi
Trước mõi lần đốt, bạn nên cắt tim nến còn lại khoảng 0,5cm. Việc này giúp lửa cháy đều, ngọn lửa dọn gàng, vừa đủ để làm tan chảy sáp và tỏa hương nhẹ nhàng. Có thể dùng kéo nhỏ hoặc dụng cụ cắt tim chuyên dụng để thao tác dễ và chính xác hơn
Cách 3: Đốt nến thơm đúng cách ngay từ lần đầu tiên
Lần đốt nến đầu tiên đóng vai trò rất quan trọng đối với tuổi thọ của cây nến. Hầu hết mọi người đều tắt nến quá sớm, dẫn đến hiện tượng “cháy lõm” – tức là sáp chỉ chảy ở giữa, còn phần sáp gần thành hũ không bao giờ tan được nữa. Khi đó, mỗi lần đốt sau, tim nến sẽ càng lún sâu, nến cháy không đều, giảm hiệu quả và lãng phí sáp.
Để tránh điều đó, hãy để nến cháy liên tục trong khoảng 1–2 giờ ở lần đầu tiên, hoặc đến khi toàn bộ bề mặt sáp tan chảy hoàn toàn thành một “hồ sáp”. Nhờ vậy, những lần đốt sau, nến sẽ tiếp tục cháy đều và không bị ăn khuyết vào giữa.
Cách 4: Đốt nến vừa đủ – Không nên quá lâu
Nhiều người có thói quen để nến cháy suốt nhiều tiếng mà không để ý. Điều này tuy tạo cảm giác thư giãn lâu dài nhưng có thể khiến sáp quá nóng, khiến hương thơm bay hơi nhanh, thậm chí biến chất. Ngoài ra, nếu đốt nến quá lâu, hũ thủy tinh có thể bị nóng quá mức, dẫn đến rạn nứt hoặc nguy cơ cháy nổ.
Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng mỗi lần đốt nến không nên vượt quá 4 tiếng. Nếu muốn tiếp tục sử dụng sau đó, hãy tắt nến, để nguội hoàn toàn (khoảng 30 phút), rồi đốt lại.
Cách 5: Tắt nên đúng cách – Tránh khói và mùi khét
Thói quen thổi nến để tắt nghe có vẻ quen thuộc, nhưng lại không phải cách lý tưởng khi dùng nến thơm. Khi thổi mạnh, sáp có thể bắn ra ngoài, khói đen sẽ bốc lên, gây mùi khét, ảnh hưởng đến hương thơm còn lại trong hũ.
Để tắt nến thơm đúng cách, bạn có thể chọn một trong các cách sau:
Dùng nắp đậy kín miệng hũ để ngọn lửa tự tắt do thiếu oxy.
Dùng dụng cụ dập nến chuyên dụng (candle snuffer) để úp nhẹ lên ngọn lửa.
Dùng que nhúng tim nến vào sáp lỏng rồi dựng lại, cách này hơi chuyên nghiệp nhưng cực hiệu quả và không có khói.
Sau khi tắt, chờ sáp nguội rồi đậy nắp hũ lại để giữ mùi hương không bị bay đi.
Cách 6: Bảo quản và vệ sinh nến thơm sau khi dùng
Một cây nến thơm có thể dùng nhiều lần trong thời gian dài, vì vậy việc bảo quản đúng cách sẽ giúp giữ mùi lâu và đảm bảo vệ sinh:
Luôn đậy nắp nến sau khi dùng, để tránh bụi bẩn bám vào sáp.
Nếu tim nến cháy tạo mảnh vụn rơi vào sáp, hãy gắp ra bằng nhíp sạch.
Lau sạch phần miệng hũ nếu có vết sáp chảy hoặc khói đen.
Đặt nến ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp hoặc nơi có nhiệt độ cao.
Một vài lưu ý bổ sung để dùng nến thơm hiệu quả hơn
Không đốt nhiều loại nến khác mùi cùng lúc, vì các mùi có thể xung đột, gây khó chịu.
Nếu dùng nến để hỗ trợ giấc ngủ, nên chọn mùi dịu nhẹ như oải hương, gỗ tuyết tùng, sả chanh,…
Tránh để nến cháy suốt đêm khi ngủ để đảm bảo an toàn.
Với không gian lớn, có thể dùng nến kết hợp với máy khuếch tán tinh dầu để tăng hiệu quả lan tỏa mùi.
- Fanpage: Lem Decor
- Hotline: 0377009616
- Gmail: lemdecorgmail.com
- Địa chỉ: 26, Mỹ Đình Quận Nam Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội